Hiểm họa từ sạc dự phòng giá rẻ trên thị trường phụ kiện

Rate this post

Contents

Quá dễ để tìm được một chiếc sạc dự phòng tiện dụng, dung lượng lớn mà giá cực rẻ. Quảng cáo tràn lan, rất nhiều đợt giảm giá liên tục, những lời mời chào về dung lượng pin cùng mẫu mã đủ loại, hấp dẫn các bạn trẻ và người tiêu dùng là những chiêu trò bán hàng của các trang web, các cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay. Từ những thương hiệu vô danh đến những nhãn hàng lớn uy tín trên thế giới, các loại sạc dự phòng hầu như đều được bán cùng một tầm giá và chúng cực thấp.

Chị Nguyễn Tuyết (quận 5, TP HCM) từng mua một pin sạc dự phòng hiệu Proda từ một cửa hàng bán điện thoại và phụ kiện tai nghe như tai nghe bluetooth lg gần nhà. Tuy nhiên, mới dùng hơn một tháng, cục sạc này đã hỏng, không thể nạp điện vào điện thoại.

Trên thị trường hiện tại xuất hiện rất nhiều loại sạc dự phòng, từ các thương hiệu uy tín đến những thương hiệu vô danh hoặc hàng nhái thương hiệu uy tín, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Nếu sạc dự phòng hàng “xịn” được bán trong các siêu thị di động, cửa hàng… với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thì những mẫu giá rẻ, hàng nhái dễ tìm tại các quầy hàng phụ kiện nhỏ lẻ… Với nhu cầu sử dụng cao trong khi nguồn pin có hạn, người dùng smartphone thường có xu hướng tìm mua sạc dự phòng – thiết bị lưu trữ năng lượng, có thể nạp điện cho thiết bị di động.

Hiểm họa từ sạc dự phòng giá rẻ trên thị trường

Trên các trục đường chính tại TP HCM như Cộng Hòa (quận Tân Bình), Điện Biên Phủ (Bình Thạnh)… rất nhiều cửa hàng bán tai nghe bluetooth jabra và sạc dự phòng với giá chỉ từ 55.000 đồng với dung lượng từ 2.000 mAh – 2.800 mAh. Những mẫu dung lượng cao 30.000 mAh cũng chỉ khoảng 200.000 đồng, phổ biến nhất là 10.000 mAh – 10.200 mAh giá từ 90.000 đến 160.000 đồng. Phần lớn đều mang thương hiệu Samsung, Xiaomi, Sony, Yoobao, Romoss…, nhưng được bày bán trên các tấm bạt trải trên vỉa hè, hoặc các quầy phụ kiện di động, cửa hàng di động nhỏ.

Người bán quảng cáo là sạc an toàn, nhưng chỉ chấp nhận bảo hành khoảng một tháng và giấy bảo hành được viết trên một tờ giấy nhỏ, phiếu bảo hành sơ sài hoặc chỉ dán tem. Thậm chí có nơi còn không bảo hành.

Hàng nhái như trên còn xuất hiện trên các trang thương mại điện tử, hội nhóm Facebook… với giá chỉ từ 80.000 đến 300.000 đồng tùy dung lượng. So với mọi năm, sạc dự phòng hiện tại có nhiều mẫu mã bắt mắt hơn như hình Doraemon, Pokeball, các nhân vật hoạt hình…, hoặc tích hợp các tính năng như sạc nhanh, tự nạp điện bằng năng lượng mặt trời, sạc kiêm ốp lưng bảo vệ, sạc kiêm bộ phát Wi-Fi… nhằm thu hút người mua.

Trường hợp của anh Đức Dũng (quận Bình Thạnh) còn nặng hơn, khi chiếc Sony Xperia Z3 mà anh sạc qua cục sạc dự phòng gặp vấn đề về màn hình. “Điện thoại của tôi bỗng dưng thao tác khó khăn, cảm ứng gặp trục trặc, hễ chọn ứng dụng này thì nó ra ứng dụng khác, đôi khi xuất hiện những đường màu lạ. Tình trạng này xảy ra từ sau khi dùng sạc dự phòng Xiaomi 10.200 mAh mua trên ở đường Điện Biên Phủ cách đây 2 tháng”. Sau khi mang lên trung tâm bảo hành của Sony, kỹ thuật viên cho biết máy bị loạn cảm ứng, và nguyên nhân không loại trừ là từ sạc dự phòng.

Thực tế, có rất nhiều vụ việc sử dụng sạc dự phòng chất lượng kém gây ảnh hưởng tới thiết bị và cả tai nghe bluetooth nokia. Thậm chí, nhiều trường hợp sạc còn tự bốc khói, tự phát nổ hoặc khiến điện thoại phát nổ.

Chuyên gia đã khuyến cáo rằng, người dùng không nên mua những mẫu sạc có dung lượng cao giá rẻ, ví dụ như 10.000 mAh nhưng giá bán chưa tới 200.000 đồng. “Những mẫu sạc này, hoặc bị khai khống dung lượng, dùng lõi pin không đảm bảo chất lượng hoặc cả hai”, ông nói.

Có rất nhiều hậu quả mà chiếc sạc dự phòng kém chất lượng này có thể gây ra: chai pin, loạn cảm ứng, gây nóng, hỏng điện thoại, thậm chí phát nổ là vô vàn nguy cơ có thể xảy ra. Chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ đều là điểm chung của những loại sản phẩm này.

Xem thêm : Bluetooth Plantronics BackBeat FIT 3100