Tai nghe hiện nay đang dần trở thành thiết bị không thể thiếu đối với những tín đồ công nghệ, chiếc tai nghe trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết, phục vụ nhu cầu chơi game nghe nhạc, làm việc.. Tuy nhiên chưa chắc hẳn ai cũng biết cách vệ sinh tai nghe đúng cách, hãy cùng tham khảo những tư vấn của chúng tôi sau đây, bạn sẽ có những cách dùng hợp ý cho những chiếc tai nghe của mình
Bên cạnh đó, vệ sinh tai nghe cũng rất cần quan tâm khi tai nghe cũng là nơi chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng các vi khuẩn gây bệnh. Bài viết này sẽ bổ sung cho bạn một số mẹo đeo tai nghe in-ear đạt được chất lượng âm trọn vẹn cũng như cách vệ sinh tai nghe sau một thời gian dài sử dụng.
Lý do một số bạn thường hay phàn nàn rằng tai nghe của mình có chất lượng không giống lời cam kết của các hãng sản xuất như bass yếu, âm treble không hay,… chính là vì đa phần người dùng chưa đeo tai nghe đúng cách. Không phải cứ nhét thật mạnh vào trong tai là được mà cần phải có phương pháp hợp lý.
Một chiếc tai nghe có thể chứa rất nhiều bụi bẩn, mồ hôi sau khi sử dụng một thời gian dài. Đáng lo ngại hơn đó là nhiều người sử dụng chung một tai nghe, như vậy càng tăng lượng vi khuẩn bám vào tai nghe rất dễ sinh ra các bệnh về tai hoặc da.
Để giữ cho tai nghe luôn sạch, bạn nên thường xuyên vệ sinh tai nghe của mình bằng cách dùng một ít chất rửa như xà bông trộn với nước nóng rồi dùng miếng vải đã được thấm nước, mềm nhúng vào hỗn hợp trên rồi lau nhẹ lên tai nghe.
Đối với các loại tai nghe sử dụng miếng nhét tai bằng silicon có thể tháo rời, bạn nên tháo hẳn ra và dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh. Để đi sâu vào trong miếng nhét, hãy dùng tăm bông nhúng vào cồn để lau.
Rõ ràng là bạn không thể “quăng” tai nghe của bạn vào trong chậu nước để có thể rửa sạch chúng. Hãy làm theo hướng dẫn dưới đây để có thể làm sạch tai nghe của bạn mà vẫn đảm bảo được độ bền cho tai nghe.
- Sử dụng hỗn hợp rửa loại nhẹ, bạn có thể pha một chút xà phòng hoặc nước rửa chén với nước ấm. Bạn không cần sử dụng các loại hóa chất nặng khác.
- Sử dụng một miếng vải mềm thấm một lượng nhỏ hỗn hợp trên. Nhớ là chỉ “một lượng nhỏ”. Nếu bạn pha quá nhiều xà phòng hoặc quá nhiều nước rửa chén, thì hóa chất có thể sẽ tồn đọng lại trong tai nghe của bạn, gây ra các vấn đề sau này. Còn nếu bạn thấm quá nhiều nước vào miếng vải thì nước có thể ngấm vào trong tai nghe và gây hư hỏng. Bạn không muốn điều này xảy ra đúng không?
- Nếu có rất nhiều bụi bẩn ở phần kim loại của tai nghe thì hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng hoặc tăm để đánh bật chúng ra.
Vệ sinh tai nghe đúng cách, chất lượng của tai nghe sẽ được đảm bảo, cũng như đảm bảo đến sức khỏe của chúng ta.