4 công nghệ kết nối không dây thông dụng nhất

Rate this post

Ngành điện tử toàn cầu đang dần hướng đến phát triển công nghệ không dây nhằm dễ dàng điều khiển, nâng cao chất lượng kết nối và tiện ích cho người sử dụng. Những sản phẩm gia dụng, phụ kiện điện tử thông minh cũng vậy, con người đang dần hướng tới một xã hội thiết bị không dây điều khiển, kết nối và chia sẻ dữ liệu từ xa. Sau đây là 4 giải pháp kết nối không dây đã được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống.

Contents

Hồng ngoại (Infrared)

Đây là chuẩn giao tiếp không dây đã xuất hiện từ lâu, từng là kết nối phổ biến để giao tiếp giữa các thiết bị máy tính, điện thoại trong khoảng cách ngắn. 

Tầm hoạt động của hồng ngoại ngắn (<5m). Không giống như Wi-Fi và công nghệ Bluetooth với các sản phẩm tai nghe bluetooth sony, tín hiệu hồng ngoại không thể xuyên qua tường hay các vật cản khác và chỉ làm việc trực tiếp theo đường thẳng.

Hiện do có nhiều công nghệ thay thế nên công nghệ hồng ngoại hầu như đã vắng bóng trên máy tính lẫn điện thoại di động (ĐTDĐ). Nếu có, hồng ngoại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giao tiếp với bộ điều khiển từ xa (máy tính) hay làm bộ điều khiển từ xa.

Wi-Fi

Wi-Fi (Wireless Fidelity) hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây phổ biến được sử dụng trên các thiết bị như ĐTDĐ, máy tính xách tay và nhiều thiết bị điện, điện tử tiêu dùng… Hiện tại, các điểm truy cập Wi-Fi đã hiện diện hầu như khắp mọi nơi ở dạng không có mật khẩu (cho truy cập tự do) hoặc mã hóa WPA/WPA2 và Wi-Fi cũng có thể dễ dàng được thiết lập ngay tại nhà riêng.

Wi-Fi hiện tại có 4 chuẩn thông dụng là 802.11a/b/g (tốc độc tối đa tương ứng 54Mbps/11Mbps/54Mbps), và 802.11n là chuẩn mới nhất với tốc độ có thể lên đến 600Mbps (theo mô tả lý thuyết). Tuy nhiên, tại Việt Nam, các router không dây chuẩn n phổ biến ở tốc độ 150Mbps, 300Mbps hoặc một số ít là 450Mbps.

Bluetooth

Bluetooth là một đặc tả công nghiệp cho truyền thông không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây (Wireless Personal Area Network – PANs).

tai-nghe-bluetooth

Kết nối Bluetooth là vô hướng và sử dụng dải tần 2,4 GHz. Bluetooth hỗ trợ truyền tải dữ liệu trong phạm vi 5m – 100m tùy theo thiết bị trang bị class nào.

Hiện tại có nhiều thiết bị dùng chuẩn Bluetooth để giao tiếp, truyền dữ liệu như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, tai nghe bluetooth, loa, chuột, bàn phím, thiết bị định vị GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông…

NFC

Công nghệ giao tiếp khoảng cách gần NFC (Near Field Communications) sử dụng sóng radio năng lượng thấp để truyền dữ liệu trong khoảng cách ngắn. Giao tiếp được diễn ra ở tần số 13,56MHz nhưng dải năng lượng điện từ trường có phạm vi hạn chế – theo lý thuyết, phạm vi tối đa là 200mm, thực tế triển khai thì chỉ trong khoảng 100mm.

Những tính năng chính của NFC bao gồm chia sẻ hình ảnh, video và danh bạ giữa các điện thoại; kết nối điện thoại với các thiết bị khác như tai nghe, loa. Ngoài ra, thẻ NFC (NFC tag) giúp người dùng có thể dùng điện thoại quét qua một món hàng trên kệ hàng siêu thị để biết ngay thông tin về chúng. Ngoài ra NFC còn được sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, dùng điện thoại NFC lấy thông tin từ các áp phích thông minh, thanh toán hóa đơn…

Chắc hẳn bốn công nghệ kết nối không dây ở trên đã không còn xa lạ với nhiều người rồi. Chúng ta nên dần quên đi những mớ dây dẫn loằng ngoằng, đôi khi có thể tạo ra nguy hiểm khi chậm điện, đứt dây. Các chuẩn công nghệ không dây thời nay giúp bạn dễ dàng kết nối các thiết bị tại gia, chia sẻ dữ liệu và trình chiếu nội dung giữa chúng với nhau, thỏa thích thưởng thức nghe nhạc với tai nghe bluetooth samsung level u

Xem thêm : Tai nghe bluetooth Bluedio T- Energy